Ngày 02-4 được Liên hợp quốc chọn là Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ với mục đích tăng cường nhận thức, sự chia sẻ của cộng đồng đối với trẻ tự kỷ, đồng thời khuyến cáo các quốc gia quan tâm hơn nữa đến hội chứng này. Tại Việt Nam, những năm gần đây, số trẻ mắc chứng tự kỷ ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, do nhận thức sai lầm nên nhiều bậc phụ huynh đã làm trẻ tự kỷ mất đi cơ hội vàng được điều trị kịp thời. Với vai trò là một giáo viên tương lai – người mang sứ mệnh truyền tải tri thức đến tất cả mọi người thì sự kì thị với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỉ nói riêng là một yếu tố cần loại bỏ trong công tác giáo dục.
Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển thần kinh, khởi phát vào giai đoạn phát triển đầu đời và được đặc trưng bởi hai nhóm suy yếu chính là: khó khăn, hạn chế trong tương tác, giao tiếp, chia sẻ mang tính xã hội; các hành vi, sở thích hạn hẹp và định hình lặp lại. Trẻ mắc mang trong mình căn bệnh này đã là một thiệt thòi lớn so với bạn bè đồng trang lứa vậy mà các em còn bị ghét bỏ, không được yêu thương như những đứa trẻ bình thường. Nhưng nếu có sự thấu hiểu và chung tay hỗ trợ thì các em sẽ có khả năng phát triển giá trị bản thân, đóng góp cho xã hội.
Điều đầu tiên chúng ta cần nhận thức đó là “Không tách trẻ tự kỷ ra khỏi cộng đồng”. Nếu cô lập những đứa trẻ này ra khỏi cộng đồng thì mai này chúng sẽ có nguy cơ trở thành những công dân không tốt cho xã hội. Hoặc có những đứa trẻ mặc dù mang trong mình hội chứng tự kỉ nhưng chúng có tài năng đặc biệt nổi trội, có khả năng vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng. Nếu không được giao tiếp với cộng đồng, không được hòa nhập với cuộc sống, không nhận được sự giáo dục phù hợp thì những tài năng ấy sẽ tự cách li với xã hội và dần bị mai một. Trẻ em khuyết tật, đặc biệt là trẻ tự kỉ cần có sự quan tâm sâu sắc. Nếu các bé bị cộng đồng xa lánh hoặc tự tách mình ra khỏi cộng đồng thì vai trò hòa nhập của xã hội còn đâu? Mục tiêu của giáo dục hướng tới mọi công dân chứ không chỉ riêng trẻ em bình thường. Tuy nhiên, có một số trường hợp hy hữu cần có sự giáo dục đặc biệt trước khi hòa nhập với môi trường giáo dục phổ thông để trang bị cho các em những kiến thức giao tiếp cộng đồng, hòa nhập cuộc sống tốt hơn.
Khi đã thay đổi được thái độ với các em, chúng ta cần hành động. Hiện nay, mục tiêu của giáo dục là chấp nhận sự khác biệt của người khác. Vậy nên, chúng ta cần ghi nhận, tôn trọng những tài năng, sở trường đặc biệt của trẻ tự kỉ. Từ đó, xây dựng mô hình đào tạo phù hợp với khả năng đó, tìm tòi các phương pháp đặc biệt để phát triển tài năng cho các em. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, chúng ta cần hỗ trợ các em hòa nhập với cuộc sống, là cầu nối giúp các em vượt qua rào cản trong giao tiếp, vui chơi, trong sinh hoạt với mọi người. Đồng thời, tuyên truyền sâu rộng với mọi người về trẻ tự kỉ để mọi người hiểu và thân thiện các em hơn và chung tay giúp các em vượt qua khó khăn. Mọi chuyện có thể thay đổi nếu nhận thức của xã hội về chứng tự kỉ được nâng cao.
Ngày lễ 2-4 được sinh ra là để lan tỏa tính nhân văn, kêu gọi cộng đồng có sự đồng cảm với trẻ em tự kỉ, xóa bỏ sự kì thị để cùng chung tay bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ trẻ em tự kỉ, để thế giới này “Không một ai bị bỏ lại phía sau”.
Nhật Linh
Ma túy được coi là tệ nạn đáng sợ vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác với khả năng gây nghiện
12/08/2024
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã diễn ra Chương trình Tập huấn - Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH
20/07/2024
Nhằm trang bị, bổ sung giải pháp cho cán bộ Đoàn các cấp trong việc nâng cao kỹ năng truyền thông hiện đại và xây dựng
25/09/2024
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn
20/09/2024
21/09/2024
06/09/2024
Cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo
28/06/2024