Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0974.341.588

Nhà Bác học Lê Quý Đôn

1. Lê Quý Đôn sinh ngày 5/7/1726 mất ngày 14/4/1784. Ông là con tiến sĩ Lê Phú Thứ, quê ở huyện Diên Hà ( nay thuộc thôn Phú Hiếu, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà) tỉnh Thái Bình, nổi tiếng thần đồng, có trí nhớ lạ lùng, tài ứng đối mau lẹ, 14 tuổi đã học được hầu hết các bộ sách của Nho học. Năm 18 tuổi đỗ giải Nguyên ( đứng đầu kỳ thi Hương). Sau đó đỗ đầu các kỳ thi Hội và thi Đình ( còn gọi là Hội nguyên và Đình nguyên).

          Bước quan bộ của Lê Quý Đôn khá lận đận, nhưng cũng có nhiều lần giữ trọng trách: Khi làm việc ở Ban quản tu Quốc tử quán; Thị giảng viện Hàn lâm; khi nhận việc trong phủ chúa; khi được phái đi sứ sang Trung Quốc. Khi mất ông được truy phong là thượng thư Bộ công. Suốt đời ôm ấp hoài bão lớn.

a. Về chính trị: Thi hành những cải cách, thiết định lại pháp chế, chăm lo đời sống kinh tế, làm cho dân giầu - nước mạnh, xã hội đạt đến mức thái bình - thịnh  trị.

b. Về văn hoá và văn học: Được đọc sách và chuyên tâm viết sách. Trần Danh Lâm-bạn cùng thời đã nhận xét về ông: không sách gì không đọc, không vật gì không suy xét đến cùng, ngày thường ngẫm nghĩ được điều gì đều viết ngay thành sách, sách chất đầy bàn, đầy tủ, kể ra không xiết... Lê Quý Đôn đã từng nói: Đọc sách mà tìm được nghĩa cũng như tìm được một thuyền hạt ngọc. Tài năng, đức độ, trí tuệ, phong cách của Lê Quý Đôn xứng danh là nhà Bác học lớn của Việt Nam.

          Nhưng cuộc đời Lê quý Đôn, chưa bao giờ được chính quyền Lê - Trịnh tạo đủ điều kiện để ông thi thố tài năng về chính trị. Dù là có quyền chức, cơ bản Lê Quý Đôn vẫn là người bất đắc chí.

2. Lê Quý Đôn đã để lại khối lượng tác phẩm đồ sộ, bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế chính trị, văn hoá, địa lý, nông học... Trong đó đặc biệt phải kể tới các công trình biên khảo về văn học và sử học. ở lĩnh vực nào, Lê Quý Đôn cũng nêu cao tinh thần độc lập, sáng tạo và ý thức tự tôn - tự cường dân tộc. Có thể kể tới một số công trình tiêu biểu trong các lĩnh vực khoa học của ông:

Về văn học: Có bộ sưu tầm: Toàn việt thi lục , lựa chọn và giới thiệu 2391 bài thơ của 175 tác giả từ thời Lý. Ông là tác giả của tập thơ:  Quế đường thi tập - rất nổi tiếng.

Về sử học: Có: “ Đại việt thông sử”, “ Phủ biên tạp lục”, “ Kiến văn tiểu lục”, “ Bắc sử thông lục”.

Về triết học: Có: “ Thư kinh diễn nghĩa”, “ Dịch kinh phu thuyết”, “Xuân thu lược luận”, “ Quần thư khảo biện”

Về kinh tế và nông học: Có bộ:  “Vân đài loại ngữ”  rất đồ sộ khiến người đời sau muốn tra cứu nhiều lĩnh vực khoa học - đời sống từ mấy trăm năm về trước nhất thiết phải tìm đọc.

3. Khẳng định tư tưởng, tấm lòng, phong cách làm việc và tài năng lỗi lạc của Lê Quý Đôn, nhà sử học Phan Huy Chú đã từng viết:
- Học vấn bao hàm, xem rộng khắp hết sách vở, nhờ thơ văn mà thi chiếm bảng đầu. Ông là người có kiến thực mênh mông, đồ sộ, lại sở trường bậc nhất về trước thuật (viết sách), Không sách nào không soạn, sao lục, biện luận. Thật sừng sững là danh nho của cả một đời...



Tags:


Bài viết khác

Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo

28/06/2024

Hội nghị học tập, quán triệt Chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên

Hội nghị học tập, quán triệt Chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024, sáng 16/5, Thành đoàn Hà Nội tổ chức

16/05/2024

Cuộc thi Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần II, năm 2024

Cuộc thi Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần II, năm 2024

Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2023-2024, Đoàn Thanh niên Trường đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về tấm gương

17/05/2024

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 Quy định chuẩn mực

20/05/2024

Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

Đoàn Thanh niên Trường ĐHSP Hà Nội 2, Đoàn Thanh niên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan thành

05/05/2024

Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử giá trị về tinh thần đoàn kết

Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử giá trị về tinh thần đoàn kết

Mùa xuân lịch sử 1954, tiếng súng Điện Biên Phủ vang dội toàn cầu, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc

03/05/2024