Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam".
“ Có một nghề bụi phấn dính đầy tay
Người ta bảo đó là là nghề trong sạch nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Lại nở cho đời những đóa hoa thơm ”
(Có một nghề như thế - Đinh Văn Nhã)
Hướng tới kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2022) - ngày lễ không chỉ dành riêng ngành giáo dục mà còn là ngày hội tri ân lớn của toàn xã hội. Đây là ngày lễ quan trọng nêu cao những giá trị tốt đẹp với nghề dạy học, tôn vinh các nhà giáo; những người làm công tác giáo dục; đồng thời đề cao sự quan tâm của toàn xã hội đối với "những kĩ sư tâm hồn", biểu dươngơ truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam qua từng thế hệ. Đây cũng là lúc các thế hệ học sinh, sinh viên cùng nhìn lại lịch sử ra đời và phát triển của Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng từng khẳng định: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo vì nó đã sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Ngày 20/11 được hình thành từ lịch sử và truyền thống “tôn sư trọng đạo” đối với các nhà giáo ở dân tộc Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Tháng 7/1946, để đấu tranh chống lại những quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản dân chủ, phản khoa học, các nhà giáo tiến bộ trên thế giới đã liên kết lại để thành lập “Liên hiệp các công đoàn giáo dục quốc tế” (Tên viết tắt tiếng Anh là FISE) đặt trụ sở tại Paris(Pháp). Năm 1949, tại Hội nghị ở Vacsava - thủ đô Ba Lan, hội “Liên hiệp các công đoàn giáo dục quốc tế” (FISE) đã xây dựng bản “Hiến chương các nhà giáo quốc tế” gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu sau:
Bản “Hiến chương các nhà giáo quốc tế” được xây dựng dưới sự đồng tình ủng hộ của chính quyền và nhân dân nhiều nước trên thế giới, nền giáo dục của nhiều nước đã thực thi bản hiến chương này và đã đẩy lùi được những quan điểm sai lầm trong giáo dục, đưa nền giáo dục của nhiều nước phong kiến, tư bản trở thành nền giáo dục tiên tiến.
Trong những năm trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục Cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Mùa xuân năm 1953, đại diện đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Sau một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng ở Hàng Than (Hà Nội), 1958. Ảnh tư liệu.
Do hoàn cảnh đất nước còn bị chia cắt, đến năm 1958, lần đầu tiên ngày Hiến chương các nhà giáo quốc tế được tổ chức trên toàn miền Bắc. Ngày 20/11 bắt đầu trở thành niềm tự hào của các nhà giáo và dần dần đi vào tiềm thức của nhân dân và các thế hệ học sinh.
Sau năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 20/11 được tổ chức rộng rãi trên toàn quốc. Dưới sự chỉ đạo, ủng hộ và giúp đỡ của các cáp uỷ Đảng, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân cả nước, ngày hiến chương các nhà giáo quốc tế đã được tổ chức đều đặn hàng năm với nhiều hình thức phong phú, bổ ích, thiết thực và thực sự trở thành ngày hội lớn của dân tộc nói chung và của Nhà giáo nói riêng. Ngày lễ lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những năm sau đó, lễ kỷ niệm này còn được tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam.
Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. (Ảnh tư liệu)
Kể từ khi đất nước thống nhất, ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục nước nhà. Ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày nhà giáo Việt Nam", đánh dấu mốc lịch sử quyết định 20/11 trở thành ngày lễ tri ân tôn vinh các nhà giáo mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”. Năm 2022 đã đánh dấu mốc kỷ niệm tròn 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam kể từ ngày chính thức ban hành quyết định.
Lê Hồng Trang
Ma túy được coi là tệ nạn đáng sợ vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác với khả năng gây nghiện
12/08/2024
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã diễn ra Chương trình Tập huấn - Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH
20/07/2024
Nhằm trang bị, bổ sung giải pháp cho cán bộ Đoàn các cấp trong việc nâng cao kỹ năng truyền thông hiện đại và xây dựng
25/09/2024
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn
20/09/2024
21/09/2024
06/09/2024
Cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo
28/06/2024