I - XÉT KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
1 - Trường hợp thanhh niên thực sự muốn vào Đoàn, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức, có tín nhiệm với thanh niên, nhưng có thân nhân đang bị giam giữ, cải tạo, xuất cảnh hoặc ở lại nước ngoài bất hợp pháp; vi phạm pháp luật bị truy tố, trước khi xét kết nạp phải xin ý kiến của cơ quan chức năng và cấp ủy Đảng cùng cấp.
2 - Trường hợp kết nạp đoàn viên ở ngoài nước nơi chưa có tổ chức Đoàn thì do cấp ủy Đảng cùng cấp xét và quyết định.
3 - Trường hợp thanh niên đang làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi chưa có tổ chức Đoàn và tổ chức Đảng, hăng hái tham gia các hoạt động do Đoàn tổ chức ở nơi cư trú, có tín nhiệm với thanh niên và có nguyện vọng vào Đoàn thì do chi đoàn nơi cư trú xét, đề nghị, Ban Chấp hành Đoàn xã, phường, thị trấn ra quyết định chuẩn y kết nạp.
II - NHỮNG TRƯỜNG HỢP CHƯA KẾT NẠP VÀO ĐOÀN
- Những thanh niên vi phạm pháp luật hoặc bị kỷ luật mà chưa được công nhận tiến bộ
- Những thanh niên mà lịch sử chính trị gia đình, bản thân chưa rõ ràng
III - THỦ TỤC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN
1 - Thanh niên vào Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tự nguyện viết đơn, báo cáo lý lịch của mình với Đoàn
2 - Được học Điều lệ Đoàn và được trang bị những hiểu biết cơ bản về Đoàn trước khi kết nạp
3 - Được một đoàn viên hoặc một đảng viên cùng công tác ít nhất là 3 tháng giới thiệu (với những nơi chưa có tổ chức Đoàn)
- Đối với đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thì do tập thể chi đội giới thiệu.
- Đối với hội viên Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam thì do tập thể chi đội giới thiệu
4 - Được hội nghị chi đoàn xét kết nạp từng người một với sự biểu quyết tán thành của quá nửa (1/2) số đoàn viên có mặt tại hội nghị và được Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định chuẩn y.
- Trường hợp đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, các đơn vị công tác phân tán không có điều kiện họp được toàn thể chi đoàn, nếu được Đoàn cấp trên đồng ý thì việc xét kết nạp có thể do Ban Chấp hành chi đoàn xét và Đoàn cấp trên trực tiếp chuẩn y.
IV - QUI TRÌNH CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐOÀN VIÊN
Bước 1 : Tuyên truyền giới thiệu về Đoàn cho thanh thiếu niên, thông qua các loại hình tổ chức và các phương thức hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.
Bước 2 : Xây dựng kế hoạch kết nạp đoàn viên
- Lập danh sách thanh niên và đội viên trưởng thành
- Phân loại, lựa chọn đối tượng theo các tiêu chuẩn kết nạp đoàn viên
- Phân công đoàn viên giúp đỡ, dự kiến thời gian bồi dưỡng và tổ chức kết nạp
Bước 3 : Bồi dưỡng giáo dục, rèn luyện thanh, thiếu niên vào Đoàn.
- Mở lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn và tổ chức các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội để lựa chọn những thanh, thiếu niên có đủ tiêu chuẩn xét kết nạp (nơi có điều kiện có thể cấp giấy chứng nhận đã học qua lớp bồi dưỡng tìm hiểu về Đoàn cho thanh, thiếu niên)
Bước 4 : Tiến hành các thủ tục và tổ chức kết nạp đoàn viên mới.
- Hướng dẫn đối tượng tự khai lý lịch và viết đơn (theo mẫu Sổ đoàn viên)
- Hội nghị chi đoàn xét, quyết định và báo cáo lên Ban Chấp hành Đoàn cấp trên hồ sơ kết nạp đoàn viên mới gồm : Sổ đoàn viên, đề nghị kết nạp đoàn viên của Ban Chấp hành chi đoàn, giấy đảm bảo thanh niên vào Đoàn.
- Ban Chấp hành Đoàn cấp trên ra quyết định chuẩn y kết nạp
- Chi đoàn tổ chức lễ kết nạp đoàn viên mới
- Hoàn chỉnh hồ sơ để quản lý đoàn viên, tiếp tục bồi dưỡng tạo điều kiện để đoàn viên mới rèn luyện, tiến bộ trưởng thành.
V - QUYỀN CỦA ĐOÀN VIÊN TRONG VIỆC ỨNG CỬ, ĐỀ CỬ VÀ BẦU CỬ CƠ QUAN LÃNH ĐẠO CÁC CẤP CỦA ĐOÀN
1 - Quyền ứng cử
- Tất cả đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu vào Ban Chấp hành các cấp của Đoàn, dù đoàn viên đó là đại biểu hay không là đại biểu của đại hội.
- Đoàn viên không phải là đại biểu của đại hội, ứng cử vào Ban Chấp hành từ cấp huyện và tương đương trở lên phải gửi đến Ban chấp hành cấp triệu tập đơn xin ứng cử, sơ yếu lý lịch và nhận xét của Ban Chấp hành cơ sở Đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt, chậm nhất 15 ngày trước khi đại hội.
- Tại đại hội đoàn viên, mọi đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên, (trường hợp đoàn viên không có mặt tại đại hội có thể ứng cử bằng đơn). Đại biểu chính thức của đại hội đại biểu, hội nghị đại biểu có quyền ứng cử, đề cử để bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu hoặc hội nghị đại biểu Đoàn cấp trên.
- Ủy viên Ban Chấp hành các cấp có quyền ứng cử để bầu vào Ban Thường vụ, Ủy ban kiểm tra; ủy viên Thường vụ có quyền ứng cử đề bầu Bí thư, Phó bí thư; ủy viên Ủy ban kiểm tra có quyền ứng cử để bầu Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
2 - Quyền đề cử
- Tại đại hội đoàn viên, tất cả đoàn viên đều có quyền đề cử mọi đoàn viên để bầu vào Ban Chấp hành vào bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại biểu cấp trên.
- Tại đại hội đại biểu, các đại biểu chính thức của đại hội đều có quyền đề cử những đoàn viên là đại biểu và những đoàn viên không phải là đại biểu để bầu vào Ban Chấp hành (trường hợp đề cử cán bộ Đoàn ngoài tuổi đoàn viên thì phải là đại biểu chính thức của đại hội) hoặc đề cử đại biểu chinh thức của đại hội vào danh sách bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
- Các ủy viên Ban Chấp hành có quyền đề cử ủy viên Ban Chấp hành để bầu vào Ban Thường vụ, đề cử ủy viên Ban Thường vụ để bầu làm Bí thư, Phó bí thư.
- Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội có trách nhiệm báo cáo với đại hội về công tác chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành khóa mới, được quyền giới thiệu danh sách để bầu vào Ban Chấp hành Đoàn khóa mới và đoàn đại biểu dự đại hội đại biểu Đoàn cấp trên.
- Khi đề cử người vào danh sách bầu cử, người đề cử phải cung cấp hồ sơ của người được đề cử cho đại hội, hội nghị.
3 - Quyền bầu cử
Đại biểu chính thức đủ tư cách có quyền bầu cử trong đại hội, hội nghị.
VI - VIỆC KẾT NẠP ĐOÀN VIÊN DANH DỰ
Ban Thường vụ Đoàn cơ sở, Ban Thường vụ huyện Đoàn và tương đương xét và ra quyết định kết nạp đoàn viên danh dự đối với những đồng chí thực sự tiêu biểu là tấm gương sáng cho đoàn viên, thanh thiếu niên noi theo, có tâm huyết và có nhiều đóng góp với Đoàn, có uy tín trong thanh thiếu niên và xã hội.
VII - VIỆC XÓA TÊN TRONG DANH SÁCH ĐOÀN VIÊN
- Chi đoàn xem xét ra quyết định xóa tên đoàn viên và báo cáo lên Đoàn cấp trên trực tiếp đối với các trường hợp sau :
+ Đoàn viên không tham gia sinh hoạt Đoàn hoặc không đóng đoàn phí ba tháng trong một năm mà khhông có lý do chính đáng.
+ Đoàn viên thiếu ý thức đối với sinh hoạt Đoàn, không đăng ký thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên, sau thời gian hướng dẫn và giúp đỡ của chi đoàn (chậm nhất không quá 6 tháng) mà chưa sửa chữa tiến bộ..
- Trường hợp đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa nhưng trong thời gian đó đoàn viên có báo cáo với Ban Chấp hành chi đoàn và sau mỗi đợt đi về vẫn tham gia sinh hoạt, đóng đoàn phí và có những đóng góp cho hoạt động chi đoàn, thì không coi là bỏ sinh hoạt và không xóa tên trong danh sách đoàn viên.
VIII - VIỆC QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐOÀN VIÊN, TRAO VÀ QUẢN LÝ THẺ ĐOÀN VIÊN, THỦ TỤC CHUYỂN SINH HOẠT ĐOÀN
Mỗi đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh đều có Sổ đoàn viên, Huy hiệu Đoàn và được trao Thẻ đoàn viên.
1 - Hồ sơ và quản lý công tác đoàn viên
- Hồ sơ đoàn viên gồm Sổ đoàn viên (theo mẫu do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành), ngoài ra có Thẻ đoàn viên và những văn bản liên quan đến quá trình học tập, công tác, sinh hoạt của đoàn viên.
- Ban Chấp hành chi đoàn phải có "Sổ chi đoàn" theo mẫu do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ban hành.
- Ban Chấp hành Đoàn cơ sở có Sổ danh sách đoàn viên; Sổ theo dõi kết nạp đoàn viên, trao Thẻ đoàn viên; Sổ giới thiếu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn.
- Hàng năm Ban Chấp hành chi đoàn có trách nhiệm ghi nhận xét ưu, khuyết điểm (gồm cả khen thưởng và kỷ luật) và kết quả phân loại đoàn viên vào sổ của từng đoàn viên
- Chi đoàn hàng tháng, Đoàn cơ sở hàng quý, Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh và tương đương 6 tháng, 1 năm có trách nhiệm báo cáo đầy đủ tình hình công tác tổ chức Đoàn của đơn vị mình cho Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn viên thực hiện nhiệm vụ và quyền của đoàn viên ở cơ sở quản lý hồ sơ đoàn viên, đồng thời có trách nhiệm tham gia các hoạt động ở địa bàn dân cư hoặc nơi cư trú. Đoàn viên là đảng viên tham gia sinh hoạt Đoàn phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền của đoàn viên (trừ nhiệm vụ đóng đoàn phí)
2 - Sử dụng Huy hiệu Đoàn
- Cán bộ, đoàn viên đeo huy hiệu Đoàn vào các ngày lễ của Đoàn, lễ kết nạp đoàn viên và các sinh hoạt, hội họp của Đoàn.
- Nơi có điều kiện, cấp bộ Đoàn quy định đeo huy hiệu Đoàn trong giờ hành chính hoặc thời gian làm việc
- Huy hiệu Đoàn được đeo phía ngực trái, cách cầu vai khoảng 5-10cm.
3 - Trao Thẻ đoàn viên và quản lý Thẻ đoàn viên
a - Đối tượng trao Thẻ đoàn viên
- Thẻ đoàn viên trao cho đoàn viên đang sinh hoạt trong các cơ sở Đoàn, nếu có điều kiện đoàn viên được trao Thẻ ngay khi kết nạp do Ban Thường vụ huyện Đoàn (tương đương) quyết định.
- Những trường hợp sau vẫn được trao Thẻ đoàn viên :
Đoàn viên bị kỷ luật đã được xét công nhận tiến bộ; đoàn viên bị đình chỉ công tác, sinh hoạt (không phải là hình thức kỷ luật) trong thời gian 3 tháng, nếu kết luận không vi phạm khuyết điểm đến mức kỷ luật.
b - Quy định việc sử dụng Thẻ đoàn viên :
- Thẻ đoàn viên có giá trị chứng nhận tư cách người Thẻ là đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- Đoàn viên được dùng Thẻ để biểu quyết trong hội nghị hoặc đại hội Đoàn
- Khi đi lao động, học tập và công tác được xuất trình Thẻ với cơ sở Đoàn nơi đến, để đăng ký và được tham gia sinh hoạt Đoàn tạm thời.
- Khi trưởng thành Đoàn, đoàn viên được giữ lại Thẻ để ghi nhận thời gian đã rèn luyện cống hiến và trưởng thành trong tổ chức Đoàn.
c - Quản lý Thẻ đoàn viên
- Đoàn viên được trao Thẻ có trách nhiệm sử dụng và quản lý Thẻ theo đúng quy định.
- Đoàn cơ sở quản lý số lượng và số hiệu Thẻ của đoàn viên đơn vị mình
- Đoàn cấp huyện (tương đương) quản lý số lượng và số hiệu Thẻ của từng cơ sở
- Đoàn cấp tỉnh (tương đương) theo dõi các Đoàn cấp huyện (tương đương) về số lượng và số hiệu Thẻ.
- Trung ương Đoàn thống nhất phát hành Thẻ đoàn viên và quản lý các Đoàn cấp tỉnh (tương đương) về số lượng và số hiệu Thẻ
d - Thu hồi Thẻ đoàn viên
- Những đoàn viên sau khi được trao Thẻ bị thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đoàn thì bị thu hồi lại Thẻ
- Những trường hợp dùng Thẻ sai mục đích khi phát hiện thì phải thu hồi lại Thẻ
- Bí thư chi đoàn hoặc Bí thư Đoàn cơ sở có trách nhiệm thu hồi Thẻ và nộp về Đoàn cấp trên. Số Thẻ thu hồi do Đoàn cấp huyện (tương đương) quản lý.
4 - Nguyên tắc, thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn
a - Cấp bộ Đoàn được giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn
- Ban Chấp hành Đoàn cơ sở, Ban Chấp hành chi đoàn cơ sở (riêng đối với các trường đại học, cao đẳng là Ban Chấp hành Đoàn trường)
- Ban Chấp hành Đoàn cơ sở trung đoàn và tương được trong các lực lượng vũ trang
b - Nguyên tắc, thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn
Nguyên tắc
- Đoàn viên khi thay đổi đơn vị công tác, học tập phải chuyển sinh hoạt Đoàn (kể cả đoàn viên là đảng viên). Việc chuyển sinh hoạt Đoàn đều phải qua cấp bộ Đoàn có thẩm quyền giới thiệu và tiếp nhận.
- Hồ sơ giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn là "Sổ đoàn viên", trong đó có nhận xét của Ban Chấp hành chi đoàn và xác nhận của Ban Chấp hành Đoàn cơ sở nơi đoàn viên tham gia sinh hoạt, ngoài ra có Thẻ đoàn viên và những văn bản liên quan đến quá trình học tập, công tác, sinh hoạt của đoàn viên.
Thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn
- Đoàn viên chuyển từ chi đoàn này sang chi đoàn khác trong cùng một Đoàn cơ sở : Ban Chấp hành chi đoàn giới thiệu lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở giới thiệu đoàn viên về sinh hoạt tại chi đoàn mới.
- Đoàn viên chuyển từ chi đoàn thuộc Đoàn cơ sở này sang chi đoàn thuộc Đoàn cơ sở khác : Ban Chấp hành chi đoàn giới thiệu lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở giới thiệu đến Ban Chấp hành Đoàn cơ sở mới, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở mới giới thiệu về chi đoàn nơi đoàn viên đến học tập, công tác.
- Những chi đoàn trực thuộc Đoàn cấp huyện và tương đương (không phải là chi đoàn cơ sở) khi chuyển sinh hoạt cho đoàn viên thì Đoàn cấp huyện (tương đương) làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn.
- Đoàn viên gia nhập các lực lượng vũ trang : Ban Chấp hành chi đoàn giới thiệu lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở, Ban chấp hành Đoàn cơ sở giới thiệu đến tổ chức Đoàn thuộc đơn vị lực lượng vũ trang nơi đoàn viên nhập ngũ.
- Đoàn viên từ các lực lượng vũ trang chuyển ra : Ban Chấp hành chi đoàn, liên chi đoàn giới thiệu lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở trung đoàn (hoặc tương đương), Ban Chấp hành Đoàn cơ sở trung đoàn (hoặc tương đương) giới thiệu đến Ban Chấp hành Đoàn cơ sở mới, Ban Chấp hành đoàn cơ sở mới giới thiệu về chi đoàn nơi đoàn viên đến học tập, công tác hoặc cư trú.
- Chuyển sinh hoạt Đoàn ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước
+ Đối với đoàn viên ra nước ngoài từ ba tháng trở lên : Ban Chấp hành chi đoàn nơi đoàn viên đang sinh hoạt giới thiệu lên Ban Chấp hành Đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở giới thiệu với Ban cán sự Đoàn hoặc cấp ủy nước đền (ở những nơi chưa có Ban cán sự Đoàn theo chương trình phối hợp số 05/1998-CTLT ngày 3 tháng 11 năm 1998 giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ban cán sự Đảng ngoài nước). Ban cán sự Đoàn hoặc cấp ủy nước đến giới thiệu về tổ chức cơ sở Đoàn nơi đoàn viên học tập, lao động, công tác. Nếu tại địa bàn chưa có tổ chức Đoàn thì cấp ủy nước đến giới thiệu và phân công chi bộ Đảng tại cơ sở phụ trách, quản lý và giáo dục đoàn viên trong thời gian ở nước ngoài. Tại những nơi chưa có tổ chức Đoàn hoặc chi bộ Đảng, đoàn viên có trách nhiệm liên hệ thường xuyên và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban cán sự Đoàn hoặc cấp ủy (trong trường hợp chưa có Ban cán sự Đoàn).
+ Đối với đoàn viên chuyển từ nước ngoài về nước : Ban Chấp hành Đoàn cơ sở hoặc chi bộ Đảng nơi đoàn viên đang sinh hoạt giới thiệu lên Ban cán sự Đoàn hoặc cấp ủy (tại những nơi chưa có Ban cán sự Đoàn) để cấp giấy giới thiệu với Ban Chấp hành Đoàn cơ sở trong nước, Ban Chấp hành Đoàn cơ sở giới thiệu về chi đoàn nơi đoàn viên đến nhận công tác hoặc cư trú.
- Một số trường hợp giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt Đoàn khác :
+ Trường hợp đoàn viên là bộ đội xuất ngũ, chuyển ngành, là học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường đang trong thời gian chờ để chuyển sang lĩnh vực công tác , học tập, lao động mới mà thời gian chờ đợi từ ba tháng trở lên thì chuyển sinh hoạt về tổ chức Đoàn nơi đoàn viên cư trú.
+ Trường hợp chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời : đoàn viên thường xuyên đi học tập, lao động, công tác ở xa nhưng thời gian không ổn định; đoàn viên là học sinh, sin viên trong thời gian nghỉ hè, đi thực tập, thực tế; đoàn viên có công việc phải thay đổi nơi ở và nơi công tác với thời gian dưới 3 tháng thì chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời đến cơ sở Đoàn nơi công tác, học tập và nơi cư trú mới. Đoàn cấp huyện (tương đương) có trách nhiệm hướng dẫn và theo dõi việc chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời của các cơ sở Đoàn.
Chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời bằng Thẻ đoàn viên hoặc giấ chuyển sinh hoạt Đoàn tạm thời theo mẫu do Trung ương Đoàn quy định thống nhất (không phải nộp sổ đoàn viên).
Trong thời gian sinh hoạt tạm thời, đoàn viên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại điều 2, điều 3 của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trừ quyền ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo của Đoàn nơi đang sinh hoạt tạm thời.
Đoàn viên nộp đoàn phí tại cơ sở sinh hoạt tạm thời, nếu vi phạm kỷ luật thì Ban Chấp hành cơ sở Đoàn nơi đó xét và quyết định và thông báo với cơ sở Đoàn nơi quản lý hồ sơ đoàn viên.
+ Trường hợp do thất lạc hồ sơ đoàn viên thì thủ tục chuyển sinh hoạt phải có bản tường trình và xác nhận của cơ sở Đoàn nơi chuyển đi, được làm lại hồ sơ tại nơi chuyển đến. Trường hợp còn Thẻ đoàn viên hoặc những văn bản xác nhận là đoàn viên, thì làm lại sổ đoàn viên tại nơi chuyển đến.
+ Đoàn viên đến những nơi chưa có tổ chức Đoàn vẫn phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt Đoàn như đã quy định. Khi đến nơi mới, xuất trình hồ sơ và báo cáo với tổ chức Đảng, khi chuyển công tác đi nơi khác đề nghị tổ chức Đảng nhận xét ưu, khuyết điểm và giới thiệu về Ban Chấp hành Đoàn cơ sở nơi tiếp nhận đoàn viên. Trường hợp nơi đoàn viên lao động, học tập, công tác không có tổ chức Đảng, Đoàn thì đoàn viên đó phải sinh hoạt ở nơi cư trú.
+ Đoàn viên đang học tập, lao động, công tác tại các trường học; doanh nghiệp, cơ quan, tham gia sinh hoạt Đoàn ở địa bàn dân cư cần được các cấp bộ Đoàn khuyến khích, giúp đỡ. Đoàn viên được tham dự và đóng góp ý kiến tại đại hội, hội nghị của chi đoàn, được xét khen thưởng nhưng không được ứng cử, đề cử và bầu cử ở chi đoàn. Trong trường hợp cần thiết về công tác cán bộ nếu có tín nhiệm để bầu vào cơ quan lãnh đạo của Đoàn ở địa bàn dân cư thì phải chuyển sinh hoạt Đoàn (hồ sơ đoàn viên) về nơi đó trước khi được bầu.
-
NHỮNG VẤN ĐỀ TỔ CHỨC CỦA ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
I - NGUYÊN TẮC BẦU CỬ
1 - Về việc bỏ phiếu kín
Việc bầu cử các ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư, đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu Đoàn cấp trên (kể cả đại biểu dự khuyết); bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư; bầu Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra được tiến hành bằng bỏ phiếu kín.
2 - Về hội nghị Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư, Ủy ban kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra.
a - Tại hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành (sau đại hội Đoàn)
Bí thư hoặc Phó Bí thư Đoàn khóa cũ có trách nhiệm triệu tập phiên họp thứ nhất của Ban Chấp hành khóa mới và chủ trì để bầu Chủ tọa của hội nghị.
b - Ban Chấp hành có quyền quyết định số lượng ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư (các Bí thư đối với Trung ương Đoàn), ủy viên Ủy ban kiểm tra, Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ không quá một phần ba (1/3) số lượng ủy viên Ban Chấp hành. Số lượng ủy viên Ủy ban kiểm tra không nhiều hơn số lượng ủy viên Ban Thường vụ.
c - Việc tiến hành bầu Ủy ban kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (trong số ủy viên Ủy ban kiểm tra) tại phiên họp lần thứ nhất hoặc lần thứ hai do Ban Chấp hành cùng cấp quyết định.
d - Chức danh Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra do Ủy ban kiểm tra bầu trong số ủy viên Ủy ban kiểm tra.
3 - Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội chi đoàn và Đoàn cơ sở
Việc bầu trực tiếp Bí thư tại đại hội áp dụng với những chi đoàn, Đoàn cơ sở được xếp loại chất lượng đạt từ khá trở lên (nếu được đại hội đồng ý). Tiến hành bầu theo một trong các cách sau đây :
- Đại hội bầu Ban chấp hành, sau đó bầu Bí thư trong số các ủy viên Ban Chấp hành
- Đại hội bầu Bí thư sau đó bầu số ủy viên Ban Chấp hành còn lại
- Phó Bí thư, các ủy viên Ban Thường vụ (nếu có) do Ban Chấp hành bầu
- Trường hợp chi đoàn có từ 3 đến 8 đoàn viên thì tiến hành bầu trực tiếp Bí thư và Phó Bí thư tại đại hội
4 - Phiếu bầu : Là phiếu do Ban tổ chức đại hội hoặc hội nghị phát hành. Phiếu bầu được in sẵn hoặc viết tay danhh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua theo vần chữ cái A, B, C .....Nếu danh sách bầu cử nhiều, dễ nhầm lẫn trong khi bầu, có thể in hoặc viết danh sách theo từng khu vực hoặc đối tượng (theo vần chữ cái trong từng khu vực và đối tượng đó).
Phiếu bầu không hợp lệ là phiếu bầu thừa so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định; phiếu không bầu ai (phiếu trắng) phiếu xóa giữa hai dòng chữ ghi họ tên người trong phiếu không rõ bầu ai, để ai; phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu cử đã được đại hội thông qua; phiếu có ký hiệu riêng, phiếu ký tên người bầu; phiếu không có dấu của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội, hội nghị (trừ đại hội chi đoàn, liên chi đoàn).
Trường hợp số lượng định bầu là 1 người và danh sách bầu cử do đại hội hoặc hội nghị đã thông qua chỉ là 1 người thì phiếu gạch tên (phiếu không bầu người trong danh sách bầu cử) vẫn là phiếu hợp lệ.
Phiếu bầu thiếu so với số lượng đã được đại hội, hội nghị quyết định vẫn là phiếu hợp lệ.
5 - Điều kiện trúng cử : Người được bầu trúng cử khi có quá nửa (1/2) số phiếu bầu đồng ý (số phiếu bầu là số phiếu thu về kể cả hợp lệ hay không hợp lệ).
6 - Những nguyên tắc khác : Trường hợp bầu lần thứ nhất chưa đủ số lượng đã quyết định bầu, thì việc có tiếp tục bầu nữa hay không do đại hội, hội nghị quyết định.
Nếu đại hội, hội nghị tiến hành bầu lần thứ 2 mà vẫn thiếu số lượng định bầu thì không tiến hành bầu tiếp nữa. Nếu là bầu các chức danh chủ chốt của Đoàn thì báo cáo với cấp ủy và Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định, nếu là bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên thì báo cáo để Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội quyết định.
Nếu số người được quá nửa số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu, thì chỉ lấy đủ số lượng và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.
Trường hợp số cuối cùng của số lượng định bầu có hai người trở lên có số phiếu bằng nhau và đều quá nửa số phiếu bầu, thì phải tổ chức bầu lại trong số những người đó để chọn lấy người cao phiếu hơn.
Bầu đại biểu dự đại hội đại biểu cấp trên cần thiết phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng đại biểu dự khuyết do đại hội quyết định.
Không được lấy những người không được quá nửa số phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết.
II - VIỆC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CÁC CẤP
1 - Về đại biểu đại hội
a - Số lượng đại biểu :
Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội cần xem xét để quyết định số lượng đại biểu trên cơ sở hướng dẫn của Đoàn cấp trên
b - Thành phần đại biểu :
- Đại biểu là ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).
Đại biểu là ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội ở đơn vị nào là đại biểu chính thức của đoàn đại biểu của đơn vị đó
- Đại biểu do đại hội Đoàn, hội nghị đại biểu cấp dưới bầu lên theo phân bổ số lượng của Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội
Việc phân bố số lượng đại biểu căn cứ chủ yếu vào ba yếu tố sau đây
+ Số lượng đoàn viên
+ Số lượng tổ chức trực thuộc cấp đó
+ Tính đặc thù và những đặc điểm về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội....
- Đại biểu chỉ định : Chỉ định những trường hợp thật cần thiết và phải bảo đảm tiêu chuẩn đại biểu. Không chỉ định những người đã bầu cử ở đại hội cấp dưới không trúng cử làm đại biểu của đại hội. Đại biểu được chỉ định không quá 5% số lượng đại biểu đại hội.
Đại biểu chỉ định là thành viên của các đoàn đại biểu nơi đại biểu đó công tác.
- Khi đại biểu chính thức không đến đại hội được thì đại biểu dự khuyết thay (trừ đại biểu đương nhiên), việc lấy đại biểu dự khuyết theo thứ tự số phiếu từ cao xuống thấp.
Trường hợp đã thay thế hết số đại biểu dự khuyết thì Ban Chấp hành cấp triệu tập đại hội sẽ xem xét, quyết định chỉ định bổ sung theo đề nghị của Ban Thường vụ Đoàn cấp dưới.
2 - Về xây dựng Ban Chấp hành mới :
a - Xây dựng Ban Chấp hành bảo đảm 5 yêu cầu cơ bản sau :
- Đảm bảo tiêu chuẩn do Trung ương Đoàn quy định
- Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
- Đảm bảo tính thiết thực
- Đảm bảo tính kế thừa
- Đảm bảo độ tuổi bình quân và trẻ hóa cán bộ
b - Cơ cấu Ban Chấp hành : Cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, chủ chốt các cấp, đoàn viên tiêu biểu có điều kiện và khả năng quy hoạch. Coi trọng số cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh niên, tỷ lệ cán bộ nữ, dân tộc, cán bộ khoa học kỹ thuật, kinh tế, xã hội, trẻ... Trong dự kiến cơ cấu Ban Chấp hành cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công sau đại hội.
c - Số lượng ủy viên Ban Chấp hành mới :
- Chi đoàn :
+ Có từ 3 đến 8 đoàn viên : Bầu Bí thư, nếu cần thiết thì có thể bầu một Phó Bí thư
+ Có 9 đoàn viên trở lên : Bầu Ban Chấp hành có từ 3 - 5 ủy viên, trong đó có Bí thư và Phó Bí thư.
- Đoàn cơ sở : Bầu Ban Chấp hành có từ 5 - 15 ủy viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 9 ủy viên thì có Bí thư và một Phó Bí thư; có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các ủy viên thường vụ (trường hợp cần thiết Ban Chấp hành có thể quyết định bầu 2 Phó Bí thư sau khi xin ý kiến, được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên trực tiếp)
- Đoàn cấp huyện và tương đương : Được bầu từ 15 đến 33 ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ được bầu từ 5 đến 11 ủy viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và 1 - 2 Phó Bí thư (trường hợp đặc biệt có thể nhiều hơn do Ban Chấp hành quyết định sau khi xin ý kiến, được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn cấp tỉnh và tương đương : Được bầu từ 21 đến 41 ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ được bầu từ 7 đến 13 ủy viên. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và 1 - 3 Phó Bí thư.
Riêng thành Đoàn Hà Nội, thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu tối đa là 51 ủy viên Ban Chấp hành, 17 ủy viên Ban Thường vụ, từ 2 đến 4 Phó Bí thư.
III - VỀ HỘI NGHỊ ĐẠI BIỂU
1 - Số lượng đại biểu :
Không nhiều hơn số lượng đại biểu của đại hội nhiệm kỳ
Việc phân bổ số lượng đại biểu của hội nghị đại biểu như căn cứ phân bổ số lượng đại biểu đại hội Đoàn
2 - Thành phần đại biểu của hội nghị đại biểu :
- Ủy viên Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên (kể cả kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể)
- Các đại biểu do Ban Chấp hànhh cấp dưới cử lên gồm :
+ Cán bộ chủ chốt của Ban Chấp hành cấp dưới
+ Một số cán bộ Đoàn chuyên trách, không chuyên trách
+ Đoàn viên tiêu biểu
Danh sách đại biểu dự hội nghị đại biểu cấp trên do Ban Chấp hành cấp dưới thảo luận, thống nhất đề nghị; Ban Chấp hành cấp triệu tập hội nghị quyết định chuẩn y và triệu tập.
3 - Hội nghị đại biểu có quyền :
- Thảo luận thực hiện nghị quyết của đại hội Đoàn. Thảo luận, quyết định nội dung, chương trình công tác của Đoàn
- Bầu bổ sung ủy viên Ban Chấp hành.
IV - VIỆC CHO RÚT TÊN, XÓA TÊN, THÔI GIỮ CHỨC VỤ VÀ VIỆC BỔ SUNG ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ, PHÓ BÍ THƯ, BÍ THƯ BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN CÁC CẤP.
Việc này áp dụng cả đối với ủy viên Ủy ban kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra các cấp tương ứng
1 - Việc cho rút tên, xóa tên, thôi giữ chức vụ :
Do hội nghị Ban Chấp hành thảo luận, xem xét quyết định và báo cáo bằng văn bản lên Đoàn cấp trên trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết có thể do Ban Thường vụ thảo luận, xét quyết định và báo cáo bằng văn bản lên Đoàn cấp trên nhưng sau đó Ban Thường vụ có trách nhiệm áo với Ban Chấp hành trong phiên họp gần nhất.
Đối với các chức danh Bí thư và Phó Bí thư Đoàn các cấp trước khi cho rút lên khỏi danh sách Ban Chấp hành phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên trực tiếp.
Nếu rút tên hoặc xóa tên trong Ban Chấp hành thì không còn là ủy viên thường vụ và không còn giữ chức vụ Bí thư, Phó Bí thư (nếu có). Nếu rút tên hoặc thôi giữ trách nhiệm ủy viên Ban Thường vụ thì vẫn còn là ủy viên Ban Chấp hành.
Nếu chỉ thôi giữ chức vụ Bí thư, Phó bí thư thì vẫn còn là ủy viên Ban Thường vụ.
2 - Việc bổ sung :
Chỉ bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư khi khuyết các chức danh đó, việc bổ sung ủy viên Ban Chấp hành, ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư phải báo cáo và được sự đồng ý của cấp ủy Đảng và Đoàn cấp trên trực tiếp.
a- Bổ sung ủy viên Ban Chấp hành (đối với cấp tỉnh trở xuống) trong phạm vi hai phần ba (2/3) số ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định, thì hội nghị Ban Chấp hành thảo luận, bầu bằng bỏ phiếu kín. Lập biên bản báo cáo (kèm theo công văn đề nghị và lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ sung) Đoàn cấp trên trực tiếp của cấp đó xét ra quyết định công nhận.
Bổ sung ủy viên Ban Chấp hành quá phạm vi hai phần ba (2/3) số ủy viên Ban Chấp hành do đại hội quyết định, thì phải tổ chức hội nghị đại biểu để bầu cử.
b- Bổ sung ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư.
- Người bổ sung vào Ban Thường vụ phải là ủy viên Ban Chấp hành. Người bổ sung làm Bí thư, Phó Bí thư phải là ủy viên Ban Thường vụ và được hội nghị Ban Chấp hành bầu. Sau đó gửi biên bản bầu cử, công văn đề nghị, sơ yếu lý lịch của người được bầu lên Đoàn cấp trên, Đoàn cấp trên xét quyết định công nhận.
- Trường hợp bổ sung người vào Ban Thường vụ, làm Phó Bí thư, Bí thư mà chưa phải là ủy viên Ban Chấp hành của cấp đó, thì có 2 cách :
+ Cách thứ nhất : Ban Chấp hành họp bầu bổ sung vào Ban Chấp hành sau đó bầu làm ủy viên Ban Thường vụ, bầu làm Bí thư, Phó Bí thư (trong cùng một cuộc họp, người vừa được bầu bổ sung vào Ban Chấp hành chưa có quyền bầu cử tại cuộc họp đó). Sau đó làm công văn báo cáo lên Đoàn cấp trên xét quyết định công nhận.
+ Cách thứ hai : Trường hợp đặc biệt do phải sớm ổn định tổ chức bộ máy thì Ban Chấp hành họp thống nhất đề nghị, có ý kiến đồng ý của cấp ủy cùng cấp và Đoàn cấp trên chỉ định vào Ban Chấp hành và giữ chức danh đề nghị (không nhất thiết phải tiến hành bầu bằng cách bỏ phiếu kín).
c- Trường hợp thật cần thiết, Đoàn cấp trên trực tiếp có quyền: chỉ định tăng thêm số lượng ủy viên Ban Chấp hành cấp dưới (nhưng đảm bảo số lượng ủy viên Ban Chấp hành cấp đó phải theo quy định của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn và không vượt quá 10% so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được đại hội quyết định); điều động, chỉ định chức danh một hoặc một số ủy viên Ban Chấp hành cấp dưới (kể cả ủy viên Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư) theo đề nghị của Đoàn cấp dưới, sau khi đã trao đổi thống nhất với cấp ủy Đảng cùng cấp.
V- VỀ HỘI NGHỊ THƯỜNG KỲ CỦA BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN VÀ ĐOÀN CƠ SỞ Ở NHỮNG NƠI ĐẶC THÙ
- Chi đoàn, Đoàn cơ sở ở những vùng sâu, vùng xa, miền núi có địa hình hiểm trở hoặc ở các đơn vị sản xuất kinh doanh có tính đặc thù, đoàn viên phân tán (được Đoàn cấp trên trực tiếp xét chứng nhận), nếu không thể tiến hành họp 1 tháng 1 lần thì hội nghị thường kỳ của Ban Chấp hành chi đoàn và Đoàn cơ sở 3 tháng họp 1 lần.
VI- VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH CẤP TỈNH VÀ CẤP HUYỆN
A- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Về nhiệm vụ, quyền hạn.
- Nghiên cứu, tham mưu với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn về các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị kế hoạch công tác, các chương trình, dự án của Đoàn ở các tổ chức Đoàn, Hội, Đội tại địa phương.
- Tổng hợp, thông tin về tình hình hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi địa phương phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn.
- Tập hợp, đề xuất với Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn các chủ trương, biện pháp nhằm thực hiện đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước và kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành có liên quan về chủ trương, chế độ chính sách đối với thanh, thiếu nhi và tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
- Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức thực hiện các chủ trương công tác, chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thanh thiếu nhi và công tác thanh, thiếu nhi.
- Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ Đoàn, Hội, Đội và công tác đối ngoại của Đoàn. Tổ chức và quản lý các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh, thành Đoàn.
- Xây dựng, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo điều kiện hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ tỉnh, thành Đoàn; quản lý công tác tổ chức cán bộ, biên chế và lao động, ngân sách, tài sản và công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định chung của các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan và của Trung ương Đoàn.
- Được sử dụng con dấu, mở tài khoản theo quy định và được thực hiện những quyền hạn của cơ quan cấp tỉnh, thành phố.
2. Về bộ máy :
Bộ máy cơ quan chuyên trách Đoàn ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổ chức gồm các Ban, đơn vị sau đây:
1. Ban Tư tưởng Văn hóa
2. Ban Tổ chức - Kiểm tra
3. Ban Thanh niên Nông thôn, Công nhân viên chức và Đô thị.
4. Ban Thanh, thiếu nhi trường học (thường trực Hội đồng Đội, thường trực Hội Sinh viên đối với các tỉnh, thành có Hội Sinh viên)
5. Ban Mặt trận thanh niên (thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên)
6. Văn phòng
7. Các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trực thuộc (nếu có)
Ngoài những đơn vị trên đây, ở những địa phương mà tỉnh, thành Đoàn thấy có yêu cầu cần lập thêm bộ phận công tác chuyên trách khác thì phải báo cáo, được sự đồng ý của cấp ủy Đảng cùng cấp và Ban Bí thư Trung ương Đoàn.
B- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành.
1. Về nhiệm vụ và quyền hạn :
- Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có nhiệm vụ tham mưu với Ban Chấp hành, Ban thường vụ huyện, quận, thị xã, thành phố các nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi ở địa phương.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các mặt công tác, các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình, dự án của Đoàn ở các cơ sở Đoàn, Hội, Đội tại địa phương.
- Tham mưu với cấp ủy, thực hiện mối quan hệ với các cơ quan hữu quan để tiến hành công tác thanh, thiếu nhi và những vấn đề liên quan đến thanh, thiếu nhi.
- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, tài chính, tài sản cơ quan chuyên trách Đoàn cấp huyện.
- Được sử dụng con dấu theo quy định và được thực hiện những quyền hạn xcủa cơ quan cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
2- Về bộ máy:
Cơ quan chuyên trách của Đoàn ở cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có Bí thư, các Phó Bí thư và một số cán bộ chuyên trách để phụ trách theo dõi các mặt công tác của Đoàn, Hội, Đội.
VII- VỀ VIỆC CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐOÀN CƠ SỞ TƯƠNG ĐƯƠNG CẤP HUYỆN
1- Điều kiện để xét và công nhận tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện:
- Đơn vị có từ 500 đoàn viên trở lên và những đơn vị chưa đủ số lượng 500 đoàn viên song có đông thanh niên, có khả năng phát triển thêm đoàn viên trong thời gian 1 năm hoặc khi bàn giao, tiếp nhận các cơ sở Đoàn sẽ có đủ số lượng đoàn viên theo quy định.
- Đơn vị có cấp bộ Đoàn được công nhận tương đương cấp huyện là đơn vị có nhiệm vụ chính trị quan trọng, có mối liên hệ với nhiều ngành, nhiều đơn vị trong công tác và sinh hoạt hoặc hoạt động ở nhiều lĩnh vực, địa bàn, tính chất công việc độc lập.
- Có cán bộ Đoàn chuyên trách (đối với trường hợp tương đương cấp huyện nhưng trực thuộc huyện, quận Đoàn thì có thể là cán bộ kiêm nhiệm)
- Có văn phòng Đoàn và có nguồn kinh phí hoạt động ổn định.
- Được cấp ủy, chính quyền cùng cấp và Đoàn cấp trên trực tiếp xác nhận và đề nghị công nhận là tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện.
2- Quyền hạn của tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện:
Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện có 2 loại:
Loại thứ nhất : Trực thuộc tỉnh, thành Đoàn và tương đương, có đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn như Đoàn cấp huyện, con dấu như con dấu cấp huyện.
Loại thứ hai : Trực thuộc huyện, quận Đoàn nhưng được giao một số nhiệm vụ, quyền hạn tương đương cấp huyện, con dấu theo quy cách của con dấu Đoàn cơ sở. Các quyền hạn đó là:
- Được ra quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới trong phạm vi quản lý như cấp huyện.
- Được trích tỷ lệ đoàn phí để lại cơ sở như quy định đối với cấp huyện
3- Quyền hạn đối với cấp bộ Đoàn được xem xét quyết định tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện
- Căn cứ đề nghị của huyện Đoàn (và tương đương) căn cứ các điều kiện đã quy định (ở phần trên) Ban Thường vụ tỉnh Đoàn (và tương đương) xét ra quyết định công nhận tổ chức Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện và báo cáo về Trung ương Đoàn.
- Tổ chức bộ máy và biên chế của tổ chức Đoàn tương đương cấp huyện do Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp quyết định.
- Nếu các Đoàn cơ sở tương đương cấp huyện có sự thay đổi không còn đủ các điều kiện quy định thì Ban Thường vụ tỉnh Đoàn (và tương đương) xem xét, quyết định lại cho phù hợp và báo cáo về Trung ương Đoàn.
VIII- CHUYỂN GIAO VÀ TIẾP NHẬN TỔ CHỨC ĐOÀN
1- Điều kiện :
- Việc chuyển giao và tiếp nhận một tổ chức Đoàn được tiến hành khi có sự thay đổi địa giới hành chính, cơ cấu tổ chức, cơ cấu ngành, v.v...
- Đơn vị có tổ chức Đoàn chuyển đến nơi mới không tiếp tục nằm trong sự quản lý lãnh đạo của địa phương và cơ quan quản lý cũ.
- Trường hợp một bộ phận đoàn viên của tổ chức Đoàn ở quá xa trung tâm điều hành va quản lý, gặp nhiều khó khăn trong chỉ đạo và sinh hoạt Đoàn, sau khi xin ý kiến của Đoàn cấp trên trực tiếp, có thể chuyển giao bộ phận đó về sinh hoạt với tổ chức Đoàn theo khu vực hành chính nơi cơ quan, đơn vị đóng (như các phân hiệu của các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở 2, 3 của các bộ, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, v.v...).
2- Cấp bàn giao, tiếp nhận:
- Chuyển giao chi đoàn, do Đoàn cơ sở nơi chuyển đi và Đoàn cơ sở nơi chuyển đến bàn giao và tiếp nhận.
- Chuyển giao Đoàn cơ sở từ huyện (tương đương) này sang huyện (tương đương) khác trong cùng tỉnh, thành phố hoặc khác tỉnh, thành phố do Ban Thường vụ hai huyện (tương đương) bàn giao và tiếp nhận.
- Chuyển giao huyện Đoàn (tương đương) từ tỉnh này đến tỉnh khác do Ban Thường vụ hai tỉnh (tương đương) bàn giao và tiếp nhận.
3- Thủ tục bàn giao và tiếp nhận:
- Công văn đề nghị của tổ chức Đoàn chuyển đi gửi cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp và cấp bộ Đoàn tiếp nhận.
- Công văn của cấp bộ Đoàn cấp trên trực tiếp có tổ chức Đoàn chuyển đi gửi cấp bộ Đoàn tiếp nhận.
- Danh sách Ban Chấp hành Đoàn, Ủy ban kiểm tra, cán bộ Đoàn chuyên trách (nếu có); bảng thống kê số lượng, chất lượng đoàn viên, đội ngũ cán bộ Đoàn và tổ chức Đoàn của đơn vị chuyển đi.
- Quyết định của cấp bộ Đoàn có trách nhiệm tiếp nhận
4- Nội dung bàn giao và tiếp nhận
- Tình hình tư tưởng của cán bộ, đoàn viên, thanh niên
- Công tác tổ chức, cán bộ
- Những nhiệm vụ công tác đang tiến hành cần tiếp tục giải quyết
- Các loại văn bản, sổ sách đoàn vụ và tài chính, tài sản (nếu có).
-
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN
I- VỀ ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP CHI ĐOÀN CƠ SỞ
- Những chi đoàn có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về địa giới hành chính hoặc đối tượng, có từ 9 đoàn viên trở lên, được sự thống nhất của cấp ủy Đảng cùng cấp thì thành lập chi đoàn cơ sở và do Đoàn cấp huyện, cấp tỉnh hoặc tương đương quyết định.
- Chi đoàn cơ sở được sử dụng con dấu theo quy định và có nhiệm vụ, quyền hạn tương đương Đoàn cơ sở.
II- TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN TRONG DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
Trường hợp đơn vị chủ quản cấp trên của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có tổ chức Đoàn thì chi đoàn, Đoàn cơ sở sẽ trực thuộc huyện Đoàn, tỉnh Đoàn. Nếu đơn vị chủ quản cấp trên có tổ chức Đoàn khối, Đoàn ngành thì chi đoàn, Đoàn cơ sở sẽ trực thuộc Đoàn khối, Đoàn ngành.
- Trường hợp có từ 3 đoàn viên trở lên đang làm việc trong cùng doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi chưa có tổ chức Đoàn song các đoàn viên này hiện đang cư trú trên cùng một địa bàn thì Đoàn cơ sở nơi cư trú hoặc Đoàn cấp huyện có thể ra quyết định thành lập chi đoàn. Những đoàn viên này có trách nhiệm làm nòng cốt chính trị để tiến tới thành lập tổ chức cơ sở Đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nơi đang làm việc.
- Quy trình thành lập tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo Hướng dẫn số 03/HD/TƯĐTN ngày 25-5-1998 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn khóa VII.
III- VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA LIÊN CHI ĐOÀN
Liên chi đoàn được thành lập chủ yếu ở khu vực trường học và lực lượng vũ trang. Liên chi đoàn có các nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các chi đoàn trong việc thực hiện nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành Đoàn cấp trên.
- Xét và đề xuất với Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp những đề nghị của chi đoàn về công tác tổ chức, khen thưởng, kỷ luật đoàn viên và cán bộ Đoàn.
- Nhiệm kỳ của liên chi đoàn theo nhiệm kỳ của Đoàn cấp trên trực tiếp
- Số lượng ủy viên Ban Chấp hành liên chi đoàn từ 11 ủy viên và không nhiều hơn số lượng ủy viên Ban Chấp hành Đoàn cấp trên trực tiếp.
- Đoàn cấp trên trích tỷ lệ đoàn phí cho các liên chi đoàn phát động trong tỷ lệ đoàn phí được trích của cấp mình.
IV- VỀ VIỆC THÀNH LẬP CHI ĐOÀN TẠM THỜI VÀ TỔ CHỨC ĐOÀN Ở MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐỊA BÀN TẬP TRUNG ĐÔNG ĐOÀN VIÊN
- Trong các đội hình thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích, các đội hình lao động trẻ nếu có thời gian từ 1 tháng và có từ 3 đoàn viên trở lên chuyển đến sinh hoạt, lao động, công tác ở cùng một địa bàn thì Đoàn cấp trên trực tiếp nơi lập ra các đội hình trên có thể ra quyết định thành lập chi đoàn sinh hoạt tạm thời, chỉ định Ban Chấp hành lập thời, Bí thư của chi đoàn đó và bàn giao cho nơi nhận.
- Nhiệm vụ của chi đoàn sinh hoạt tạm thời là tổ chức hoạt động thực hiện nghị quyết của Đoàn cấp trên nơi đang sinh hoạt, lao động, công tác; quản lý đoàn viên, thu nộp đoàn phí và giữ mối liên hệ với cấp bộ Đoàn nơi thành lập.
- Đoàn viên trong chi đoàn sinh hoạt tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như đoàn viên chuyển sinh hoạt tạm thời (khoản 4, mục VIII phần thứ nhất, hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn).
- Những địa bàn tập trung đông đoàn viên là lao động tự do nhưng có đăng ký tạm trú thì Đoàn xã, phường, thị trấn hoặc Đoàn cấp huyện (tương đương) nơi đó có thể thành lập cơ sở Đoàn trực thuộc để tổ chức các hoạt động.
-
TỔ CHỨC ĐOÀN KHỐI, ĐOÀN NGÀNH, ĐOÀN Ở NGOÀI NƯỚC, BAN CÁN SỰ ĐOÀN, BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN
VÀ ĐOÀN TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
I- ĐOÀN KHỐI
Đoàn khối là một cấp bộ Đoàn hoàn chỉnh được thành lập từ cấp huyện trở lên tương ứng với cơ cấu tổ chức của Đảng, do Đoàn cấp trên quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ quyền hạn cụ thể.
Điều kiện thành lập Đoàn khối trực thuộc cấp tỉnh trở lên là :
- Có từ 500 đoàn viên trở lên
- Có cán bộ Đoàn chuyên trách.
- Có văn phòng Đoàn và được cấp nguồn kinh phí hoạt động ổn định.
II- ĐOÀN NGÀNH
Đoàn ngành là một hệ thống tổ chức Đoàn trong cùng một ngành, đây là một cấp bộ Đoàn hoàn chỉnh do Đoàn cấp trên trực tiếp quyết định thành lập. Nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn ngành được qui định trong quyết định thành lập của Đoàn cấp trên trực tiếp.
Điều kiện thành lập Đoàn ngành:
- Có tổ chức Đảng, chính quyền trực tiếp và thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo theo hệ thống ngành dọc.
- Có từ 500 đoàn viên trở lên
- Có cán bộ Đoàn chuyên trách
- Có văn phòng Đoàn và được cấp nguồn kinh phí hoạt động ổn định.
* Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế cơ quan chuyên trách của Đoàn khối, Đoàn ngành trực thuộc tỉnh, huyện Đoàn do Ban Thường vụ Đoàn và cấp ủy Đảng cùng cấp quyết định.
III- ĐOÀN KHỐI, ĐOÀN NGÀNH TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG ĐOÀN
- Nhiệm vụ:
+ Quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác thanh thiếu nhi, triển khai các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn và của cấp ủy Đảng cùng cấp về công tác thanh thiếu nhi của khối hoặc ngành trong từng giai đoạn.
+ Tổ chức các hoạt động tạo môi trường, điều kiện để tập hợp, giáo dục, rèn luyện đoàn viên thanh niên thực hiện nhiệm vụ chính trị của khối, ngành và của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn.
+ Tham mưu với cấp ủy Đảng và phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong khối hoặc ngành làm tốt công tác thanh thiếu nhi, chăm lo công tác xây dựng Đoàn, tham gia xây dựng Đảng và chính quyền.
+ Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ do Đảng ủy khối, ngành và Trung ương Đoàn giao. Định kỳ báo cáo với Ban Thường vụ Đảng ủy khối, ngành và Ban Bí thư Trung ương Đoàn về tình hình hoạt động của Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong khối, ngành.
+ Quản lý công tác tổ chức, cán bộ, tài chính tài sản; công tác thi đua khen thưởng của Đoàn theo quy định.
- Quyền hạn:
+ Được thực hiện quyền hạn của cấp bộ Đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn.
+ Được chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức Đoàn trực thuộc Đoàn khối, ngành
+ Quản lý tổ chức bộ máy, tài sản, tài chính (nếu có)
+ Được sử dụng con dấu theo quy định.
- Tổ chức bộ máy và biên chế của cơ quan chuyên trách:
+ Bộ máy cơ quan chuyên trách của Đoàn khối, Đoàn ngành trực thuộc Trung ương Đoàn được tổ chức gồm 3 Ban cơ bản là:
1- Ban xây dựng Đoàn
2- Ban công tác thanh niên
3- Văn phòng
+ Biên chế cơ quan chuyên trách của Đoàn khối, Đoàn ngành trực thuộc Trung ương Đoàn từ 3-12 cán bộ. Căn cứ vào qui mô tổ chức và các chức danh theo quy định của Điều lệ Đoàn, Ban Thường vụ Đoàn khối, Đoàn ngành tham mưu để cấp ủy Đảng quyết định biên chế cụ thể.
IV- BAN CÁN SỰ ĐOÀN
Các tổ chức Đoàn trong cùng một ngành hoặc khác ngành hoạt động trên cùng một địa bàn, một lĩnh vực (Đại học Quốc gia, Đại học khu vực, khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung và ở ngoài nước) có nhu cầu phối hợp hoạt động và được sự thống nhất lãnh đạo của cấp ủy Đảng ở các đơn vị đó thì có thể thành lập Ban cán sự Đoàn. Đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định thành lập hoặc cấp ủy ra quyết định thành lập, Đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
Ban cán sự Đoàn là một cấp bộ Đoàn không hoàn chỉnh gồm các chức danh Bí thư, Phó Bí thư và các ủy viên Ban cán sự. Ban cán sự Đoàn làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nếu ở tỉnh, thành phố thì trực thuộc tỉnh, thành Đoàn, ở ngoài nước thì trực thuộc Trung ương Đoàn. Nhiệm kỳ của Ban cán sự Đoàn là 5 năm.
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA BAN CÁN SỰ ĐOÀN
1- Nhiệm vụ:
+ Tham mưu, tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi trong đơn vị; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác của Đoàn cấp trên và của cấp ủy Đảng cùng cấp về công tác thanh thiếu nhi.
+ Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của cán bộ, đoàn viên thanh niên.
+ Xây dựng và phát triển tổ chức Đoàn, Hội, Đội. Thực hiện công tác quản lý đoàn viên và tổ chức cơ sở Đoàn trong phạm vi phụ trách.
2- Quyền hạn:
+ Được sử dụng con dấu theo quy định
+ Được trích tỷ lệ đoàn phí để phục vụ các hoạt động của Đoàn và một số quyền hạn như một cấp bộ Đoàn do cấp bộ Đoàn thành lập quy định.
+ Được ra quyết định khen thưởng (giấy khen) và đề nghị Đoàn cấp trên trực tiếp các hình thức khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, đoàn viên và tổ chức Đoàn cấp dưới theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
V- BAN CÔNG TÁC THANH NIÊN
Ban công tác thanh niên được thành lập ở các Bộ, Ngành, Tổng công ty.....nhằm tham mưu cho lãnh đạo Bộ, Ngành, Tổng công ty....lãnh đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của công tác thanh niên và giám sát thực hiện các chủ trương, chính sách về thanh niên...
Nhiệm vụ của Ban công tác thanh niên được quy định trong nội dung liên tịch của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và lãnh đạo Bộ, Ngành liên quan.
VI- ĐOÀN Ở NGOÀI NƯỚC
1- Hệ thống tổ chức Đoàn:
- Tổ chức cơ sở Đoàn (Đoàn cơ sở, chi đoàn cơ sở) do Ban cán sự Đoàn cấp trên hoặc cấp ủy Đ?
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHSP Hà Nội 2 lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2027 diễn
25/11/2024
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường ĐHSP Hà Nội 2 lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2024-2027 dự kiến sẽ diễn ra vào
05/11/2024
Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐHSP Hà Nội 2 lần thứ XXI dự kiến được tổ chức vào ngày 30 tháng
02/11/2024
Sơ yếu lý lịch là một tài liệu quan trọng mà bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng khi bắt đầu nhập học cao đẳng hay đai học.
24/08/2024
Cán bộ Đoàn các cấp hướng dẫn đoàn viên trong đơn vị hoàn thành đồng bộ thông tin đoàn viên trên phần mềm quản lý
02/08/2024
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính thức phát hành phiên bản nâng cấp của Ứng dụng di động "Thanh niên Việt Nam" với
19/05/2024
Để hưởng ứng Tháng Thanh niên 2024, Ban Bí thư Trung ương Đoàn tổ chức Diễn đàn “Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của
13/03/2024
Hơn 300 đồng chí cán bộ Đoàn, Hội đến từ các cơ sở trực thuộc ĐTN-HSV TP Hà Nội tham dự Lớp tập huấn nghiệp vụ,
10/03/2024