Ngày 26/10/2024, Đoàn Trường Đại Sư phạm Hà Nội 2 đăng cai tổ chức Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, các thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” trong các cơ sở giáo dục khu vực miền Bắc.
Tham dự hội nghị, về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo có: Đồng chí Nguyễn Xuân An Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh; các Sở GDĐT, các cơ sở giáo dục đại học; các thầy, cô giáo đại diện cho các Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma tuý”, Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý”;
Về phía Bộ Công an có: Trung tá Phan Đăng Trung - Báo cáo viên pháp luật Trung ương, Phó trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý;
Về phía Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có đầy đủ đại diện Ban Giám hiệu; Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội sinh viên, Lãnh đạo các đơn vị và đại diện sinh viên trong trường.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Xuân An Việt - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên cho biết: Năm 2023, Bộ GDĐT đã ban hành Quyết định số 356/QĐ-BGDĐT phê duyệt Dự án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong trường học đến năm 2025”.
Đầu năm 2024, Bộ Công an và Bộ GDĐT đã ký kết chương trình phối hợp về tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý trong cơ sở giáo dục giai đoạn 2024-2030. Mục tiêu của chương trình nhằm xây dựng các chương trình cụ thể, chuyên biệt để triển khai các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn ma túy trong học đường, đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống ma túy vào các tiết học ở các cấp học; đồng thời có sự chỉ đạo, thực hiện thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương tới địa phương.
Hội nghị nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng phòng, chống ma túy cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; thúc đẩy công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và kỹ năng phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục phổ thông; các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm. Từ đó, các thầy, cô sẽ có thêm được những kiến thức bổ ích để triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kỹ năng về phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên của đơn vị mình và sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho bạn bè, gia đình và cho mọi người trong xã hội.
Tại hội nghị, đại diện Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an đã báo cáo các chuyên đề: “Tổng quan về tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam hiện nay; một số kết quả nổi bật”; “Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống ma túy; thực trạng, tình hình công tác cai nghiện, quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy”; “Công tác tuyên truyền phòng ngừa ma túy trong học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục”; “Kỹ năng tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy cho học sinh, sinh viên”.
Theo Trung tá Phan Đăng Trung, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý - Bộ Công an, tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là tình trạng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy đang diễn ra tại nhiều địa phương, nhất là ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục… trong đó có lứa tuổi thanh, thiếu niên. Thủ đoạn mua bán, tàng trữ của tội phạm ma túy ngày càng tinh vi khiến mọi người rất khó phát hiện.
Vì thế, việc trang bị những thông tin, kiến thức, kỹ năng để các bạn trẻ có thể chủ động phòng ngừa ma túy, tránh tình trạng bị lôi kéo sử dụng các loại ma tuý “núp bóng” thực phẩm, đồ uống, thuốc lá điện tử có chứa ma tuý… là rất cần thiết.
Trung tá Phan Đăng Trung cho biết, hiện tại, Bộ GDĐT và Bộ Công an cũng đang phối hợp để ban hành cuốn tài liệu về Phòng, chống ma túy trong các cơ sở giáo dục, trường học.
Hội nghị cũng ghi nhận chia sẻ của các đại biểu về những kinh nghiệm của địa phương, của các cơ sở giáo dục trong phòng chống, đẩy lùi tệ nạn ma túy trong trường học.
Thầy Nguyễn Văn Nghĩa, Sở GDĐT Hà Giang cho biết: Toàn tỉnh có 412 trường học từ tiểu học đến THCS, THPT. Số học sinh nằm trong nhóm có nguy cơ cao tập trung ở cấp THCS và THPT. Để đẩy lùi ma túy trong nhà trường, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc, cùng nhân dân tham gia hành động.
Cô Vũ Thị Thảo, Giảng viên Bộ môn Lý luận chính trị, Trường Đại học Dược Hà Nội cho rằng, bản thân mỗi báo cáo viên, tuyên truyền viên phải thật sự là những người có tâm, xuất phát từ tấm lòng của mình để nắm bắt tâm lý của những người cần tiếp cận, đưa họ về với cộng đồng.
Sau một ngày làm việc nghiêm túc và hiệu quả, Hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên cốt cán, các thành viên của các Câu lạc bộ “Tuổi trẻ phòng, chống ma tuý” và Câu lạc bộ “Học sinh phòng, chống ma túy” trong các cơ sở giáo dục khu vực miền Bắc đã thành công tốt đẹp. Thông qua Hội nghị, Ban Tổ chức hy vọng các đại biểu sẽ trở thành những tuyên truyền viên tích cực góp phần tuyên truyền, phổ biến, thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống và kiểm soát ma túy, từ đó nâng cao nhận thức đối với công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, nhất là đối với thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Ban Thông tin tuyên truyền Đoàn Trường
Ma túy được coi là tệ nạn đáng sợ vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác với khả năng gây nghiện
12/08/2024
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã diễn ra Chương trình Tập huấn - Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về PCCC&CNCH
20/07/2024
Nhằm trang bị, bổ sung giải pháp cho cán bộ Đoàn các cấp trong việc nâng cao kỹ năng truyền thông hiện đại và xây dựng
25/09/2024
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn
20/09/2024
21/09/2024
06/09/2024
Cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo
28/06/2024