Người dẫn chương trình (còn gọi là MC hay em-xi) là người dẫn dắt khán thính giả trong sự kiện, tiết mục biểu diễn hoặc bữa tiệc. Thông thường, người dẫn chương trình chịu trách nhiệm giới thiệu diễn giả, thông báo và tương tác với khán giả để lịch trình buổi lễ diễn ra trơn tru hết mức có thể. Dù công việc của người dẫn chương trình dường như khá khó khăn, vẫn có vài cách giúp bạn hoàn thành xuất sắc vai trò MC cũng như thể hiện sự tự tin và trở nên thu hút nhằm tạo bầu không khí vui vẻ cho tất cả mọi người tham dự buổi lễ.
I. CHUẨN BỊ TRƯỚC SỰ KIỆN
2. Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân. MC chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì bầu không khí đáng mong đợi trong suốt sự kiện. Bầu không khí như vậy có thể khác nhau tùy theo từng loại hình sự kiện, dù rằng đa số chương trình cần tới MC thường mang tính chất vui vẻ và sôi động. Với vai trò MC, nhiệm vụ chính của bạn bao gồm:
3. Hiểu rõ vai trò của mình. Nghề MC đòi hỏi khiếu hài hước tuyệt vời, khả năng làm vừa lòng khán giả và kinh nghiệm nói trước công chúng. Thế nghĩa là bạn cần luôn sẵn sàng ứng biến để có thể phản ứng kịp thời trước bất kỳ tình huống nào phát sinh. Ví dụ: Có thể MC phải mua vui cho khán giả trong giây lát khi đang đợi diễn giả tiếp theo đi vệ sinh hay thay micro hỏng.
4. Nghiên cứu kỹ lưỡng. Hãy liên hệ với diễn giả chính, tìm hiểu về tiểu sử của họ và sử dụng thông tin đó để chuẩn bị phần giới thiệu. Việc nghiên cứu tiểu sử làm cho đoạn giới thiệu bạn viết nghe thân mật và chân thật hơn.
5. Sắp xếp công việc một cách khoa học. Tự tạo hoặc ôn lại kịch bản chương trình có sẵn và lập thời gian biểu theo từng phút cho sự kiện. Nhớ tính đến cả thời gian lên xuống sân khấu, giới thiệu diễn giả và phần phát biểu hoặc cảm ơn từ thành phần khách mời.
II. TRONG SỰ KIỆN
1. Giữ bình tĩnh.MC thường phải chịu rất nhiều áp lực. Sự kiện thành công là nhờ đóng góp to lớn của MC trong việc khéo léo chèo lái chương trình. Dù bầu không khí trong quá trình sự kiện diễn ra có thể trở nên sôi động, bạn cần bình tĩnh và chú ý duy trì hình ảnh MC. Để luôn giữ bình tĩnh, hãy thử:
2. Chuẩn bị cho phần mở màn sự kiện. Giới thiệu bản thân và chào mừng quý khán giả đến với sự kiện. Nhận diện rõ nhóm khán giả mục tiêu và chào đón riêng từng người. Màn chào mừng không nhất thiết phải dài dòng, nhưng thông tin đưa ra cần chính xác.
3. Giới thiệu diễn giả. MC có trách nhiệm mời các diễn giả lên sân khấu, cũng như giới thiệu những nhân vật quan trọng có mặt tại sự kiện. Diễn giả càng đặc biệt thì phần giới thiệu về họ càng cần chi tiết và ấn tượng. Khi đã giới thiệu xong, hãy xin khán giả một tràng pháo tay cổ vũ nhân vật khách mời cho đến khi họ cầm micro. Khi diễn giả phát biểu xong, tiếp tục đề nghị khán giả vỗ tay tán dương lúc họ rời sân khấu và trên đường trở lại chỗ ngồi.
4. Kết nối các phần. Hãy pha trò một chút để liên kết phần trước với phần sau dễ dàng hơn. Trước khi sự kiện bắt đầu, bạn nên cố gắng chuẩn bị vài tư liệu như lời bình, giai thoại hay truyện cười để sử dụng giữa các phần. Bên cạnh đó, bạn nên đưa ra nhận xét về những gì vừa diễn ra. Cố tìm điều gì đó vui nhộn và ý nghĩa về diễn giả hay màn biểu diễn trước và lấy đó làm tiền đề để chuyển sang diễn giả hoặc màn biểu diễn tiếp theo.
5. Chuẩn bị tinh thần cho mọi tình huống. Như đã đề cập ở trên, MC giỏi luôn phải sẵn sàng cho bất kỳ tình huống nào. Ai cũng biết sự kiện phát sóng trực tiếp thường gặp vài trục trặc nhỏ như: Người phục vụ làm đổ nước, bộ phận âm thanh phát nhầm nhạc hay diễn giả đến muộn vì bận đi vệ sinh. Bạn cần kiểm soát chương trình bằng cách làm khán giả bớt xao nhãng hoặc chữa cháy sự cố bất ngờ nhằm tạo bầu không khí thoải mái.
6. Kết thúc sự kiện. Phần kết sự kiện cũng nên lý thú và chân thật như phần mở màn. Thường thì khi kết thúc chương trình, MC gửi lời cảm ơn tới tất cả người tham dự, diễn giả và nghệ sĩ biểu diễn. Để giữ phép lịch sự, nên cảm ơn đội ngũ ê kíp đã giúp tổ chức sự kiện. Hãy tóm tắt diễn biến chính của chương trình và rút ra bài học, sau đó kêu gọi khán giả hành động tùy theo loại hình sự kiện.
Lời khuyên
Nguồn: Wikihow
Bài: Văn Luân tổng hợp.
Nhà trường tổ chức Trung thu năm 2024 cho thiếu niên, nhi đồng là con của viên chức, người lao động trong trường với nhiều
21/08/2024
Để khởi động Tháng thanh niên, khoa Giáo dục Tiểu học Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 tổ chức chương trình "Sức
10/03/2024
Chú ý, chỉ sinh viên ở NGOẠI TRÚ mới cần điền, sinh viên ở KÝ TÚC XÁ không cần điền.
12/10/2023
Tối 29 tháng 9 năm 2023 (15 tháng 8 âm lịch) tại hội trường 14-8 và giảng đường E, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
01/10/2023
Tổng hợp hoạt động vui Tết Trung thu năm 2023
31/08/2023
Nhằm thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng, đào tạo thành viên CLB Cộng tác viên nói riêng và sinh viên tình nguyện
02/04/2023
Nhằm thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội của Đoàn trường ĐHSP Hà Nội 2;
30/03/2023
Chiều ngày 27/3/2023 vừa qua, tại sân vận động trường ĐHSP Hà Nội 2 đã diễn ra trận chung kết và Lễ bế mạc Giải bóng
27/03/2023