Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0974.341.588

Bài học quý báu từ cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Phần 1

Công cuộc đổi mới đất nước trải qua 35 năm đã để lại những chuyển biến rõ rệt, sâu sắc về nhiều mặt. Bên cạnh những thành tựu, đất nước ta còn gặp không ít những khó khăn, cần phải vượt qua cũng như những hạn chế cần khắc phục. Trong đó tham nhũng tiêu cực là một trong những mối đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ, do đó cần phải loại bỏ hoàn toàn những mầm mống của tham nhũng để giữ Đảng trong sạch vững mạnh. Cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh”, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ra mắt nhân dịp kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2023) đã góp phần hệ thống hóa sự chỉ đạo của đồng chí Tổng bí thư - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tiêu cực, từ đó giúp cán bộ, đảng viên, Nhân dân hiểu rõ và thực hiện có hiệu quả công tác này.

Phần thứ nhất của cuốn sách: “Một số vấn đề rút ra từ thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam” (trang 11 đến 206), gồm 01 bài viết tổng quan, 04 bài phát biểu kết luận tại các Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (năm 2014, 2018, 2020, 2022) và trích các kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại 36 phiên họp, cuộc họp của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo (từ năm 2013 – 2022). Nội dụng tập trung làm rõ những vấn đề sau:

Một là, làm rõ một số vấn đề có tính lý luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam

Trước hết, cần hiểu Tham nhũng, tiêu cực là gì? Tác hại ra sao? Vị trí, vai trò của công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: tư tưởng, quan điểm, phương châm chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phạm vi, nội dung phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó cần nhấn mạnh: Tham nhũng, tiêu cực là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”; Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà ta ngày càng trong sạch, vững mạnh.

Từ đó, khẳng định đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực là “một việc làm cần thiết, tất yếu, một xu thế không thể đảo ngược” nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị tư tưởng, tổ chức hành chính, kinh tế, hình sự, kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Hai là, tổng kết thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta trong 10 năm qua

Trước hết, cần làm rõ 04 kết quả nổi bật: xây dựng, hoàn thiện thể chế, công khai, minh bạch, kiểm soát quyền lực, xây dựng văn hóa liêm chính, mở rộng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ra khu vực ngoài nhà nước, tăng cường hợp tác quốc tế. Qua đó rút 08 bài học kinh nghiệm ra từ thực tiễn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế, nói đi đôi với làm; Phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, không nghỉ, không ngừng; Chú trọng công tác cán bộ; Tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm; Tăng cường kiểm soát quyền lực; Phát huy vai trò nòng cốt và sự phối hợp của các cơ quan chức năng phòng, chống tham nhũng; Gắn phòng, chống tham nhũng với xây dựng Đảng, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; Các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với đặc điểm, tình hình ở Việt Nam.

Ba là, chỉ ra những nhiệm vụ giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực thời gian tới

Chỉ ra 05 nhiệm vụ, giải pháp căn bản: Tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo; Tiếp tục xây dựng, hòa thiện thể chế; Đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực; Hoàn thiện và thực hiện nghiêm các quy định về phòng ngừa tham nhũng; Xây dựng cơ quan và đội ngũ cán bộ và làm công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong sạch, vững mạnh; mở rộng hợp tác quốc tế, triển khai có hiệu quả hoạt động phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước.

Sinh viên sư phạm nói riêng và sinh viên cả nước nói chung có vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tiêu cực ở Việt Nam. Họ là những người trẻ tuổi, có nhiều năng lượng và đam mê, có thể đóng góp ý tưởng mới mẻ, tư duy sáng tạo và sự tham gia tích cực để thúc đẩy sự thay đổi và phát triển cho xã hội.

Là sinh viên HPU2, chúng ta cần: 

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức của chủ tịch HCM, rèn luyện cho mình ý chí sắt đá không dao động trước những cái lợi nhỏ trước mắt, tránh những hành vi gian lận, tiêu cực trong việc học tập thi cử hay trong cuộc sống.

Tìm hiểu về các vấn đề tiêu cực trong xã hội và thông tin về các chương trình, hoạt động phòng chống tiêu cực được tổ chức. Sau đó, sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các vấn đề tiêu cực như: bạo lực học đường, tệ nạn ma túy, tệ nạn xã hội và các hình thức gian lận, tham nhũng trong nhà trường và xã hội.

Tham gia vào các hoạt động của các tổ chức xã hội hoặc các đoàn thể sinh viên để đóng góp ý kiến, tham gia đàm luận, và hỗ trợ các hoạt động phòng chống tham nhung tiêu cực trong xã hội; tổ chức các chiến dịch tuyên truyền, vận động phòng chống tham nhũng trong xã hội.

Truyền cảm hứng, động viên và thúc đẩy những người khác tham gia đóng góp vào công cuộc phòng chống tham nhũng tiêu cực. Động viên bạn bè, người thân và cả cộng đồng tham gia vào các hoạt động phòng chống tham nhũng tiêu cực, giúp lan toả và mở rộng tầm nhìn, tạo ra sự thay đổi tích cực cho xã hội.

 

Trần Thị Thanh, Nguyễn Thu Phương, Phạm Thị Hảo, Mai Thị Khánh Linh, Vũ Ngọc Thanh



Tags:


Bài viết khác

Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cuộc thi sáng tác sản phẩm truyền thông trên nền tảng số, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Cuộc thi thiết kế sản phẩm truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi “Rẻo

28/06/2024

Hội nghị học tập, quán triệt Chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên

Hội nghị học tập, quán triệt Chuyên đề năm 2024 “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trong cán bộ đoàn và đoàn viên, thanh niên

Thực hiện Chương trình công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024, sáng 16/5, Thành đoàn Hà Nội tổ chức

16/05/2024

Cuộc thi Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần II, năm 2024

Cuộc thi Tìm hiểu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” lần II, năm 2024

Thực hiện kế hoạch công tác năm học 2023-2024, Đoàn Thanh niên Trường đã tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về tấm gương

17/05/2024

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Quy định chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9/5/2024 Quy định chuẩn mực

20/05/2024

Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

Hành trình Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tại huyện đảo Bạch Long Vĩ

Đoàn Thanh niên Trường ĐHSP Hà Nội 2, Đoàn Thanh niên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đoàn Thanh niên Khối các cơ quan thành

05/05/2024

Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử giá trị về tinh thần đoàn kết

Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử giá trị về tinh thần đoàn kết

Mùa xuân lịch sử 1954, tiếng súng Điện Biên Phủ vang dội toàn cầu, đánh dấu mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc

03/05/2024